Dược lý thú y

Nguồn gốc và các dạng của thuốc

Thuốc là những chất có tác dụng phòng và chữa bệnh, những chất có tác dụng lập lại sự cân bằng cho cơ thể, khi cơ thể có những rối loạn bệnh lý.

Nguồn gốc của thuốc

           Thuốc có thể được lấy từ nhiều nguồn khác nhau:

Nguồn gốc thiên nhiên

– Từ thực vật: Như các laọi thuốc nam (gừng, tỏi, lá ổi, sài đất…), một số loại tân dược như: Cafein (cà phê), camphora (cây long não), strichnin (cây mã tiền), morphin lấy từ quả nhựa cây thuốc phiện, quinin từ vỏ thân cây quinquina, atropin từ cà độc dược.

– Từ vi khuẩn: Bacitralin được chiết xuất từ Bacillus subtilis, Tyrothripcin được chiết xuất từ Bacillus brevis, Streptomycin, chloramphenicol, Tetracylin.

– Từ nấm: penicillin từ nấm Peniciclinum notatum…

– Từ động vật: Insulin từ tuỵ tạng, progesterol từ tuyến sinh dục, huyết tương khô, các vacxin, các huyết thanh và globulin miễn dịch các Vitamin A, D từ dầu gan cá thu…

– Từ khoáng chất: CaCl2, MgSO4, NaCl, Fe, Cu, Mn, Kaolin, I…

Nguồn gốc nhân tạo

– Từ phương pháp tổng hợp và bán tổng hợp như: Sulfamid, ether, procain, cloroquin, Aspirine, Ampicicline, oxacilline…

Các dạng của thuốc

           Người ta điều chế thuốc thành các dạng, để tiện sử dụng, bảo quản, đồng thời phát huy hiệu lực trong điều trị và ít hoặc không gây phản ứng phụ.

Dạng dịch thể

– Dạng dung dịch

           Là dạng hòa tan của thuốc trong dung môi: nước, dầu… có thể có một hoặc hai loại thuốc trở lên được hòa tan. ở dạng dung dịch, thuốc trong suốt, không có kết tủa, vẩn đục

– Thuốc tiêm

Là dạng hòa tan của thuốc trong nước cất đã vô trùng, được đóng gói trong lọ. Ví dụ: vitamin B1, Cafein, nước muối sinh lý 0,9%0

– Dạng hỗn hợp lỏng

Được bào chế bằng cách hòa tan trong dung môi một số chất ở dạng  bột hay tinh thể dùng cho gia súc uống

-Dạng sữa

           Là dạng nhũ tương do hòa tan các chất trong dung môi không tan. Ví dụ: Penicillin – dầu. Mục đích là làm giảm sự hấp thu của thuốc, do đó kéo dài thời gian tác động của thuốc

-Dạng nước:

           Là dạng nước đun sôi một số cây thuốc trong thời gian nhất định, sau đó lấy nước cho gia súc uống có tác dụng chữa bệnh. Ví dụ: nước lá sim, ổi, chè dùng trị bệnh lợn con phân trắng

-Dạng cao mềm

            Phối hợp một số chất với nhau để tạo thành chất keo dán hoặc bôi

-Dạng lỏng, bay hơi

Thuốc có tính chất bay hơi: foormol (Khử trùng), ete (gây tê, gây mê)

-Dạng nước xông

           Lá cây đun sôI trong nước để xông

Dạng khô

-Thuốc bột: Gồm một hoặc nhiều thuốc dạng bột hỗn hợp với nhau. Ví dụ: Vitamin – khoáng, Bcomplex…

-Thuốc viên: Do một hoặc nhiều chất phối hợp với nhau và được nén thành viên. Ví dụ: Dipterex, Sulfamid, B1, C….

-Thuốc viên bọc: Dạng viên được bao bọc ngoài bởi một lớp vỏ. Ví dụ: Ampicilin, dầu cá…

Dạng bán cố thể

           Là dạng mềm giống như thạch, được bào chế từ một hoặc nhiều chất trở lên, ưu điểm mềm, dễ nuốt, dễ liếm, dùng cho gia súc uống.

– Cao: dùng để dán, bôi. Ví dụ: Thuốc Dep, Salonpas…

– Hồ: dạng bột nhão chứa 25 – 70% thuốc, dùng bôI ngoài da

– Dạng đặc sánh: là dạng giống như hồ đặc, sánh hơn dùng bôi ngoài da

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *